Dịch Vụ Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Trọn Gói

14

Quý vị là một chủ doanh nghiệp đang có kế hoạch xâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng chưa nắm được những việc cần phải làm? Và dù rất muốn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (irc) nhưng chưa biết cần bắt đầu từ đâu? Hãy đến với chúng tôi – Luật Việt Phú tự tin mình có thể giúp quý khách hàng giải quyết tất cả những vướng mắc mà quý vị đang trăn trở liên quan đến loại giấy tờ này.

Các trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014, khi quý khách thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

 Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

 Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

 Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

 Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Tại sao phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Mục đích của việc bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải xin cấp giấy phép đầu tư nhằm giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng và việc này được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước khi thực hiện đầu tư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó, nó cũng có vai trò và tác dụng đặc biệt đối với quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài:

  •  Là “đầu tàu” giúp một dự án đầu tư có thể đi vào hoạt động bình thường
  •  Là “liều thuốc an thần” giúp doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư của mình vào dự án
  •  Là “thủ tục bắt buộc” khi muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao từ xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và sau đại dịch Covid-19. Hơn nữa, Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng các quy định này tại các cơ quan quản lý tại nhiều nơi vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư và chưa thể hiện đúng tinh thần cải cách thủ tục đầu tư.

7 trở ngại doanh nghiệp thường gặp khi tự xin giấy phép đầu tư

Theo khảo sát, 99.99% khách hàng tìm đến dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoài của Luật Việt Phú là vì gặp khó khăn trong vấn đề thủ tục pháp lý, rào cản ngôn ngữ khi làm việc với cơ quan chức năng.

  •  Không nắm rõ Luật đầu tư Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư
  •  Khó khăn trong lựa chọn địa điểm đầu tư, quy mô, lên phương án đầu tư và dự báo tính khả thi của dự án
  •  Đôi khi chỉ cần một loại giấy tờ có vấn đề, hồ sơ của chủ đầu tư sẽ bị trả về
  •  Chủ đầu tư thường là những người nắm không vững luật khi làm việc với Sở kế hoạch và đầu tư
  •  Hồ sơ đi được nửa đường nếu bị sai cũng sẽ bị trả về và lại bắt đầu chỉnh sửa, chuẩn bị, làm tốn thêm thời gian
  •  Quy trình giải quyết thủ tục này thường không tuân theo một quy củ, nên khiến nhà đầu tư bị rối
  •  Quá nhiều thủ tục được tiến hành cũng sẽ là nguyên nhân làm phát sinh nhiều vấn đề, dẫn đến tình trạng kéo dài của thời gian xử lý hồ sơ

Tại sao nên đăng ký giấy chứng nhận đầu tư tại Luật Việt Phú?

Như đã nói ở trên, vì những trở ngại về thủ tục, quy trình nên hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chọn thuê dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

Công ty Luật Việt Phú tự hào thực hiện thành lập mới 43 công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 35 công ty vốn nước ngoài với đủ các nội dung thay đổi. Với kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ chuyên gia tư vấn có mối quan hệ sâu rộng chúng tôi đảm bảo thực hiển được tất cả các yêu cầu nhà đầu tư đưa ra, trong đó bao gồm:

 Tư vấn cho khách hàng về loại hình đầu tư tại Việt Nam.

 Đưa ra các phương án tối ưu đối với từng loại hình để nhà đầu tư tham khảo, lựa chọn.

 Tư vấn quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam.

 Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết.

 Thay mặt nhà đầu tư soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn ký kết hồ sơ.

 Thay mặt khách nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin.

 Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chuyển giao cho khách hàng.

Quy trình xử lý hồ sơ xin giấy phép đầu tư

Quy trình xin giấy phép đầu tư 3 bước tại Luật Việt Phú

Bước 1: Liên hệ. Luật Việt Phú lắng nghe các yêu cầu, thắc mắc và tư vấn cho khách hàng.

Bước 2: Ký hợp đồng và đặt cọc

Bước 3: Nhận giấy phép. Từ 25 – 30 ngày không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

Quy trình tự xin giấy phép đầu tư tại Sở Kế hoạch Đầu tư

Bước 1: Tự chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 3: Chờ đợi và tự xử lý các yêu cầu từ phía cơ quan chức năng.

Bước 4: Sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đầu tư trong nước thuộc Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 5: Tự xin giấy phép kinh doanh (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Với dịch vụ giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trọn gói Luật Việt Phú cung cấp, chúng tôi chính là “điểm dừng”  để quý khách có thể thực hiện việc đầu tư kinh doanh, làm ăn tại Việt Nam một cách an toàn, yên tâm, nhanh gọn, bền vững và triển vọng nhất!

Cam kết của Luật Việt Phú dành cho khách hàng

  • Thanh toán sau khi nhận giấy phép
  • Dịch vụ trọn gói – nhanh chóng, không phát sinh
  • 100% cam kết ra giấy phép
  • Thủ tục đơn giản, đảm bảo thời gian
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp
  • Đúng hẹn, đúng giá, đúng luật
  • Miễn phí tư vấn và giao kết quả tận nơi
  • Chịu trách nhiệm trước các vấn đề pháp lý