Trong các vụ án hình sự, đặc biệt các các vụ án liên quan đến đánh người, cố ý gây thương tích thì vai trò của luật sư bào chữa là vô cùng quan trọng. Các luật sư chuyên hình sự với kinh nghiệm lâu năm sẽ bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho các đương sự. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, xin mời tham khảo dịch vụ luật sư bào chữa vụ án đánh người, cố ý gây thương tích của Luật sư hình sự Việt Phú
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Thông tư 20/2014/TT-BYT
Nội dung tư vấn
I. Tội đánh người, cố ý gây thương tích theo quy định pháp luật
1. Tội đánh người, cố ý gây thương tích là gì?
Trên thực tế, tội đánh người, cố ý gây thương tích đã được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999. So với quy định trước đó thì Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định chi tiết và cụ thể hơn về các tình tiết định khung; đặc biệt, đã có sự thay đổi về các tình tiết tăng nặng khác để xác định khung hình phạt.
Tội cố ý gây thương tích thuôc nhóm tội phạm xâm hại danh dự, tính mạng, sức khỏe của người khác; được quy định tại điều Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (sau đây gọi là BLHS 2015)
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
………”.
Về bản chất, tội cố ý gây thương tích được hiểu là có những hành vi dùng vũ lực (có sử dụng hung khí hoặc không sử dụng hung khí) hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể ngưòi khác gây tổn thương cho họ (như gãy chân,…). Các thương tích nhìn chung có thể thấy rõ vầ hoàn toàn có thể giám định được.
Một yếu tố quan trọng để xác định hành vi cố ý gây thương tích là tỉ lệ thương tật hay tỉ lệ tổn thương cơ thể (TTCT) của nạn nhân. Cách xác định tỉ lệ thương tật được quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.
2. Cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích
2.1. Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm phải là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
2.2. Về mặt khách thể
Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ, bị kẻ phạm tội xâm phạm
2.3. Về mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi xâm phạm thân thể và gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân
2.4. Về mặt chủ quan
Tội phạm cố ý gây thương tích tuổi thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
3. Mức hình phạt tội cố ý gây thương tích
Đối với tội cố ý gây thương tích, pháp luật quy định mức khung hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm tù giam. Tùy từng mức độ phạm tội, hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân.
Căn cứ quan trọng để xem xét mức hình phạt là tỷ lệ thương tật của nạn nhân. Bạn có thể theo dõi danh sách sau đây để xem mức hình phạt tương ứng với mức độ hậu quả của hành vi (không tính trường hợp có tình tiết tăng nặng):
Hậu quả | Mức hình phạt |
Tỉ lệ thương tật 11% – 30% | 6 tháng – 3 năm tù |
Tỉ lệ thương tật 31% – 60% | 2 năm – 6 năm tù |
Tỉ lệ thương tật 61% trở lên | 5 năm – 10 năm tù |
Làm chết người | 07 năm – 14 năm |
Làm chết 02 người trở lên | 12 năm – 20 năm tù hoặc tù chung thân |
Sẽ có những trường hợp tuy tỉ lệ thương tật thấp nhưng lại phải chịu hình phạt nặng hơn so với danh sách trên do có những tình tiết tăng nặng (sử dụng vũ khí, tái phạm, gây biến dạng cho nạn nhân,…).
II. Khởi tố vụ án hình sự đối với vụ án đánh người, cố ý gây thương tích
Tùy theo mức độ phạm tội mà trình tự khởi tố vụ án với tội danh cố ý gây thương tích sẽ có sự khác nhau.
Trường hợp 1: Tỷ lệ thương tật của người bị hại từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết định khung (khoản 1 Điều 134 BLHS). Đối với trường hợp này, tội cố ý gây thương tích chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Tức là chỉ khi người bị hại hay nạn nhân có yêu cầu thì vụ án mới được giải quyết theo hướng truy cứu trách nhiệm hình sự. Và người bị hại hoàn toàn có quyền rút đơn yêu cầu khi vụ án đang diễn ra, khi đó vụ án sẽ bị đình chỉ.
Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thủ tục khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Đối với trường hợp này, cơ quan điều tra chỉ có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Nếu có thể thỏa thuận với gia đình người bị hại để rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ. Khi đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Trường hợp 2: Tỷ lệ thương tật của người bị hại từ 31% trở lên (khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 134 BLHS) thì cơ quan có thẩm quyền có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong trường hợp này, dù không có đơn yêu cầu của người bị hại, nếu xét thấy đủ căn cứ chứng minh thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành khởi tố vụ án.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì sau khi ra quyết định khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra và khởi tố bị can. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra và gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho bị can, người bào chữa.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sau khi nhận được hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử.
III. Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án đánh người, cố ý gây thương tích
LSX xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa vụ án đánh người, cố ý gây thương tích:
1. Quy trình thực hiện dịch vụ
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc ( Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia bào chữa
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho thân chủ nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
2. Tại sao quý khách nên sử dụng dịch vụ này của Luật sư hình sự Việt Phú:
- Khi cần tư vấn, hỗ trợ về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác;
- Cần tư vấn, hỗ trợ về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác;
- Cần hỗ trợ về điều kiện được hưởng án treo khi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác;
- Cần tư vấn, hỗ trợ về thủ tục tố tụng, luật sư đại diện tham gia tố tụng hình sự với vai trò luật sư bảo vệ, luật sư bào chữa, luật sư tranh tụng đối với tội cố ý gây thương tích.
3. Sử dụng dịch vụ chúng tôi các bạn sẽ được gì ?
- Xuất hiện với tư cách người bào chữa, thực hiện vai trò luật sư tranh tụng nhằm bảo vệ thân chủ trong quá trình xét xử
- Luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng ở mức cao nhất. Bằng những kiến thức được đào tạo căn bản, chuyên sâu và kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ án phức tạp, nắm rõ và có khả năng thu thập, vận dụng những chứng cứ thuyết phục nhất giúp quý khách hàng giải quyết tốt nhất về quyền lợi và trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật.
- Luật sư trong quá trình thu thập, chứng minh giúp cho bị can, bị cáo thu thập và cung cấp được mọi tài liệu để xem xét giảm nhẹ, căn cứ ngoại phạm, đề nghị cho tại ngoại, cho hưởng điều kiện án treo,…
- Đảm bảo quá trình tố tụng công bằng và đúng quy định của pháp luật