Home DỊCH VỤ PHÁP LÝ Luật sư bào chữa Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

8

Hợp đồng thương mại quốc tế là thỏa thuận giữa các đối tác, doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau trong một giao dịch quốc tế.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên có tranh chấp về quá trình thực hiện hợp đồng, về giá cả, chất lượng hàng hóa thì có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng thương mại quốc tế là quan hệ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và cho phép các bên tranh chấp tự thỏa thuận về việc chọn luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng đó.

Bên cạnh đó, đối với tranh chấp của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể có nhiều cơ quan giải quyết tranh chấp khác nhau tại các nước khác nhau có cùng thẩm quyền giải quyết vụ án.

Nếu các bên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam thì theo nguyên tắc Tư pháp quốc tế của Việt Nam, Tòa án Việt Nam sẽ chỉ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp đó.

Cũng theo quy định tại Điều 319 Luật thương mại, thì thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai (02) năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Trong trường hợp doanh nghiệp (khách hàng) đang có nhu cầu được một công ty tư vấn luật tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế với đối tác tại Tòa án, Đỗ Gia Việt có đủ năng lực để cung cấp cho Quý Công ty dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trợ trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhiệm vụ của luật sư Đỗ Gia Việt bao gồm:

– Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan để đưa ra Ý kiến pháp lý và Đề xuất phương án giải quyết đối với vụ việc;

– Cử Luật sư tham gia cùng người đại diện của Khách hàng hoặc thay mặt với tư cách là đại diện theo ủy quyền của Khách hàng trong các buổi làm việc, đàm phán, thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp nêu trên với các bên liên quan (Nếu Khách hàng có yêu cầu);

– Soạn thảo mọi văn bản cần thiết trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, từ khi bắt đầu tố tụng cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm (theo yêu cầu cụ thể của Khách hàng hoặc theo đề xuất của Đỗ Gia Việt trong các tình huống phát sinh cần thiết).

– Cử Luật sư tham gia cùng người đại diện của Khách hàng hoặc thay mặt với tư cách là đại diện theo ủy quyền của Khách hàng tại các buổi lấy lời khai hoặc hòa giải tại Tòa án giữa Khách hàng và phía đối tác, dưới sự chủ trì hòa giải của Tòa án;

– Cử Luật sư có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng;

– Luật sư của Đỗ Gia Việt có thể tham gia với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng hoặc Người đại diện theo uỷ quyền của Khách hàng, tuỳ thuộc vào nhu cầu của Khách hàng.

Tư vấn hợp đồng quốc tế

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa được Nghị viện châu Âu chính thức thông qua đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi cánh cửa thương mại được mở rộng ra quốc tế cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tìm hiểu luật pháp cũng như các quy định, quy chế của các nước khác thật kỹ, tránh những rủi ro khi ký các hợp đồng quốc tế.

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã dính phải không ít những vụ kiện cáo, tranh chấp thương mại do hạn chế kiến thức về hành lang pháp lý giao dịch, về quyền sở hữu trí tuệ… dẫn đến những thiệt hại không hề nhỏ. Để tư vấn hợp đồng quốc tế, giúp doanh nghiệp có được những hợp đồng an toàn, đủ tính pháp lý, tránh rủi ro, Đỗ Gia Việt xin cung cấp một số kiến thức sau:

Lý do cần phải nghe tư vấn hợp đồng quốc tế trước khi soạn thảo và ký kết

Dưới đây là những lý do vì sao cần phải nghe tư vấn hợp đồng quốc tế trước khi soạn thảo và ký kết với doanh nghiệp nước ngoài :

– Để các bên có được một hợp đồng quốc tế chuẩn nhất, chặt chẽ nhất, mang tính pháp lý cao nhất.

– Giúp doanh nghiệp nêu được những điều khoản chi tiết, chặt chẽ, tránh được những mâu thuẫn phát sinh không đáng có.

– Tránh được những rủi ro pháp lý đáng tiếc xảy ra như kiện cáo, tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…

– Tránh được những thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

– Giúp doanh nghiệp nhìn xa hơn và có hướng giải quyết nếu có tranh chấp pháp lý xảy ra như giải quyết nội bộ, nhờ đến Trọng tài hay Tòa án.

Những lưu ý khi ký kết hợp đồng quốc tế

Khi đặt bút ký kết hợp đồng quốc tế, doanh nghiệp không nên chủ quan bởi rất dễ xảy ra sai sót, rủi ro dẫn đến tranh chấp, kiện cáo. Sau đây là những lưu ý mà Đỗ Gia Việt nêu ra để các doanh nghiệp tránh mắc phải:

1. Cần lưu ý tới Điều khoản Hiệu lực hợp đồng

Các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý điều khoản này bởi vì khi đã ký vào hợp đồng cũng có nghĩa là hợp đồng chính thức có hiệu lực và các bên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ được nêu ra trong hợp đồng. Nếu bạn không đọc kỹ hoặc lơ là, chủ quan sẽ dễ dẫn tới việc bỏ qua những chi tiết quan trọng và có thể sẽ phát sinh những rủi ro về mặt pháp lý dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp mình.

2. Cần lưu ý tới Điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng

Trong các hợp đồng thương mại, khi đặt bút ký doanh nghiệp cũng cần lưu ý về điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng. Nếu phạt hợp đồng thì mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm. Vì vậy, các doanh nghiệp khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu ghi nhiều hơn thì phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

Nếu không có điều khoản cụ thể về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

3. Cần lưu ý tới Điều khoản Giải quyết tranh chấp

Trong hợp đồng quốc tế, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới Điều khoản Giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:

+ Nếu là Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết. Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết.

+ Nếu là Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước ngoài để giải quyết.

=> Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu xin tư vấn Hợp đồng quốc tế, các doanh nghiệp có thể liên hệ với Đỗ Gia Việt theo địa chỉ sau: