Hướng dẫn Thủ tục Ly hôn

13
Thủ tục ly hôn là trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết để giải quyết Ly hôn theo quy định nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Trước khi phải gõ cửa tòa án để giải quyết ly hôn, bạn nên tìm hiểu kỹ thủ tục và các vấn đề liên quan để có quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

1. Tại sao cần tìm hiểu Thủ tục ly hôn

Ly hôn là phương án lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu mâu thuẫn chưa đến mức nghiêm trọng thì bạn nên cố gắng dung hòa cuộc sống và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình.

Việc tìm hiểu về thủ tục ly hôn và các vấn đề liên quan như: Quy định về quyền nuôi con, chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, giấy tờ chứng minh tài sản, v.v sẽ giúp bạn, người thân của mình người thân của mình khi gặp phải tình huống nêu trên không lãng phí thời gian giải quyết và đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.

2. Hướng dẫn chi tiết về Thủ tục ly hôn

Nếu buộc phải chọn Ly hôn là phương án giải quyết cuối cùng, bạn tham khảo Thủ tục ly hôn gồm các bước sau đây, hoặc có thể gọi cho chúng tôi  để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

✔️ Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn;

✔️ Các bước thực hiện thủ tục ly hôn;

✔️ Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương;

✔️ Thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình;

✔️ Thời hạn xét xử ly hôn;

✔️ Thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc ly hôn;

Chi tiết thủ tục như sau:

2.1 – Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

– Đơn xin ly hôn (Bạn có thể sử dụng mẫu đơn ly hôn đơn phương nếu hoặc thuận tình ly hôn nếu cả 2 vợ chồng đồng thuận và mong muốn chấm dứt về mặt tình cảm…);

– Bản sao Giấy Chứng minh nhân dân (Hộ chiếu, căn cước công dân);

– Sổ Hộ khẩu gia đình có thông tin đương sự (có Sao y bản chính);

– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn;

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu vợ chồng có con);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản yêu cầu tòa án giải quyết phân chia);

– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn và hồ sơ xin ly hôn.

2.2 – Các bước thực hiện thủ tục ly hôn

Bước 1: Đương sự nộp hồ sơ về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng nơi hoặc nơi cư trú của bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc trong trường hợp đơn phương ly hôn;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Án phí ly hôn quy định như sau:

Mức án phí áp dụng khi giải quyết thủ tục ly hôn quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án … quy định như sau: (Trong trường hợp nếu bạn chưa hiểu cách tính án phí và mức án phí vui lòng liên hệ Luật Việt Phú để được luật sư giải đáp).

a) Án phí Dân sự, hôn nhân gia đình sơ thẩm không có giá ngạch: 300.000 đồng

b) Án phí trong trường hợp giải quyết thủ tục ly hôn có tranh chấp về tài sản, áp dụng như sau:

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;

– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;

– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;

– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;

– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;

– Từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Thụ lý giải quyết:

Trường hợp Thuận tình ly hôn thì:

+    Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

+   Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Trường hợp đơn phương ly hôn:

Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án cụ thể:

– Nguyên đơn gửi hồ sơ khởi kiện ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền;

– Toà án nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét có đủ điều kiện thụ lý vụ án hay không. Nếu có:

– Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án

2.3 – Thời hạn xét xử, giải quyết ly hôn

Từ 2 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

2.4 – Thẩm quyền giải quyết ly hôn

Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.