Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu
I. Cơ sở pháp lý.
– Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
– Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; .
– Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài Chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại, lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa.
II. Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại tổ nhận, trả hồ sơ- Sở Công Thương
– Đối với chuyên viên nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ theo qui định, chuyên viên sẽ nhận hồ sơ và cấp biên nhận có hẹn ngày trở lại nhận kết quả (ngày hẹn theo qui định là 30 ngày). Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp hoàn chỉnh lại hồ sơ.
– Doanh nghiệp đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
III. Thành phần, só lượng hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu (theo Mẫu)
– Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận mã số thuế;
-Tài liệu liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất, trong đó cần nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận (đối với các cơ sở sản xuất rượu đang hoạt động);
+ Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (sản lượng từng nhóm sản phẩm, nộp thuế, lợi nhuận) cho 05 năm tiếp theo kể từ năm xin cấp Giấy phép;
+ Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành các công đoạn chính như nấu, lên men, chưng cất, chiết rót…;
+ Bảng kê danh mục thiết bị chuyên ngành đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn;
+ Bảng kê danh mục các máy móc, thiết bị để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm; bản thiết kế hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm;
+ Bảng kê diện tích, sơ đồ thiết kế nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác. Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu nhà xưởng, công trình và quyền sử dụng đất (hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…);
+Bản sao hợp lệ bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn, giấy chứng nhận sức khỏe và hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật, người trực tiếp sản xuất.
– Tài liệu liên quan đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Bản sao hợp lệ hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng;
+ Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu;
– Tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ:
+Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Bản sao hợp lệ văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp;
+Hồ sơ thiết kế và danh mục phương tiện, thiết bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
IV. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.