Luật Việt Phú tư vấn thủ tục mã số, mã vạch.

2

Thủ tục cấp mã số mã vạch

1.Ý nghĩa của mã số mã vạch:

   Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, một trong những lợi ích rõ rệt nhất là tính tiền, kiểm kê, quản lý xuất nhập hàng hoá tại các cửa hàng nhanh chóng, chính xác.

   Hiện nay, các loại hàng hoá muốn đem bán tại các siêu thị ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài đều phải có mã số mã vạch. Hơn nữa, mã số mã vạch trên hàng hoá cần được thể hiện chính xác và đúng đắn theo những tiêu chuẩn quốc tế đã qui định.

2. Cơ quan thẩm quyền:

Hệ thống tổ chức cấp MSMV bao gồm: Tổ chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ, Tổ chức thẩm xét hồ sơ và Cơ quan cấp MSMV.

2.1 Tổ chức tiếp nhận hồ sơ MSMV (Tổ chức tiếp nhận): Là tổ chức tự nguyện, có tư cách pháp nhân, có năng lực tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TCĐLCL) chỉ định.

Tổ chức có nhu cầu được chỉ định làm tổ chức tiếp nhận phải nộp đơn (theo mẫu phụ lục 1) cho Tổng cục TCĐLCL. Nếu đạt các điều kiện thì Tổng cục TCĐLCL sẽ chỉ định làm tổ chức tiếp nhận.

2.2. Tổ chức thẩm xét hồ sơ MSMV: Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (Trung tâm TCCL) thuộc Tổng cục TCĐLCL.

2.3. Cơ quan cấp MSMV: Tổng cục TCĐLCL.

3. Trình tự, thủ tục cấp mã số mã vạch

Việc cấp MSMV thực hiện theo trình tự và thủ tục sau đây:

3.1Đăng ký sử dụng mã số mã vạch

– Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các tổ chức tiếp nhận nói ở điểm 2.1 của thủ tục này.

3.2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký

Tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng MSMV lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.

Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận phải chuyển hồ sơ đến Trung tâm TCCL.

3.3. Thẩm xét hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm TCCL thẩm xét hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, đề xuất mã số doanh nghiệp và trình Tổng cục TCĐLCL.

3.4. Cấp MSMV

Sau khi nhận đủ hồ sơ do Trung tâm TCCL trình, Tổng cục TCĐLCL xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV cho Doanh nghiệp, vào sổ đăng ký và gửi thông báo cho Doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan.

4. Hồ sơ đăng ký gồm có:

– Bản đăng ký sử dụng MSMV .Khi có thay đổi nội dung đăng ký, Doanh nghiệp phải đăng ký lại trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có thay đổi.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác.

– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
– Danh sách sản phẩm đăng ký mã số mã vạch

5. Cơ sở pháp lý: Quyết định Số 73/2004/QĐ-TĐC ngày 11 tháng 10 năm 2002Về việc ban hành "Hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp mã số mã vạch"

Dịch vụ của Công ty luật Việt Phú trong lĩnh vực tư vấn đăng ký mã số mã vạch

 -Tư vấn các quy định của pháp luật về đăng ký và sử dụng mã số mã vạch;

 – Tư vấn thủ tục đăng ký, sử dụng mã số mã vạch;

 – Tư vấn hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số mã vạch;

 – Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sử dụng đối với mã số mã vạch cho doanh nghiệp.

 – Tư vấn quản lý mã mặt hàng để quản lý hàng hoá của doanh nghiệp.