I . VĂN BẢN PHÁP LÝ:
- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BKHCN ngày 06/01/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập (thay thế nghị định 115/2005/NĐ-CP);
- Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
II.VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TƯ VẤN:
Câu hỏi:“Đơn vị tôi là một đơn vị nghiên cứu cơ bản thực hiện theo khoản 3 điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Bên cạnh chức năng nghiên cứu, đơn vị tôi còn có chức năng đào tạo sau đại học có thu học phí. Khoản thu học phí này, đơn vị tôi không nộp vào Kho bạc nhà nước, không có văn bản nào của cơ quan cấp trên phê duyệt cho phép tạm chi tại đơn vị. Đơn vị chi nguồn kinh phí này hoàn toàn bằng tiền mặt, trong đó có các khoản chi mua sắm vật tư, thiết bị như mua máy tính xách tay: 21tr, mua máy chiếu: 12tr.
Vậy, tôi xin hỏi, việc thu chi như vậy của đơn vị tôi có đúng không?
Đối với các khoản chi từ nguồn thu học phí này của đơn vị tôi có phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 164/2011/TT-BTC quy định quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hay không?”
Trả lời:
Đơn vị khách hàng là một đơn vị nghiên cứu cơ bản thực hiện theo khoản 3 điều 4 Nghị định 115/2005/NĐ-CP(hết hiệu lực), tức là hoạt động theo khoản 3, Điều 4
Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BKHCN ngày 06/01/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo quy định của Điều 7, Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BKHCN quy định về nguồn kinh phí của tổ chức khoa học công nghệ như sau:
1.Kinh phí nhà nước:
a)Kinh phí hoạt động thường xuyên
“Đối với tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm được cấp theo phương thức khoán”
b. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ đang được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo “phương thức khoán”, Nhà nước không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ này
c)Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định
b)Kinh phí khác nếu có.
2. Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, bao gồm: thu từ phí và lệ phí theo quy định; thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ; thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác (nếu có).
3.Nguồn kinh phí khác của tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: vốn khấu hao tài sản cố định; thu thanh lý tài sản được để lại theo quy định; vốn huy động của các cá nhân, vốn vay các tổ chức tín dụng; vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Theo như quy định trên thì khoản tiền học phí đào tạo sau đại học là một nguồn kinh phí của đơn vị khoa học công nghệ và đó là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc mua sắm trang thiết bị là do từ ngân sách từ nhà nước cung cấp.
Cũng ở Văn bản hợp nhất này tại Khoản 4, Điều 8 quy định như sau:
“a) Đối với nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và một số khoản kinh phí khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7, tổ chức khoa học và công nghệ phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi.
Bộ Tài chính quy định một số khoản kinh phí nhà nước cấp thuộc điểm d khoản 1 Điều 7 phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi.
b) Tổ chức khoa học và công nghệ được tự quyết định việc sử dụng các nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động của đơn vị (ngoại trừ một số hoạt động đã có quy định cụ thể tại khoản 1, 2, 3 và mục a khoản 4 Điều này).”
Theo như quy định tại khoản này thì tổ chức được tự quyết định việc sử dụng các nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động của đơn vị ngoại trừ một số hoạt động đã quy định tại điểm Khoản 1 (Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ), Khoản 2 (Chi tiền lương và tiền công), Khoản 3 (trích lập Quỹ) và mục a khoản 4 (Đối với nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7- mua sắm trang thiết bị)
Từ những căn cứ trên có thể thấy rằng tổ chức khoa học công nghệ được cấp nguồn vốn ngân sách từ nhà nước thì việc mua sắm tài sản phải từ nguồn kinh phí từ nhà nước. Tổ chức khoa học công nghệ không được tự sử dụng nguồn kinh phí khác để mua sắm trang thiết bị cho tổ chức của mình.
Tại Khoản 5 Điều 8 quy định rằng:
“Số dư kinh phí còn lại sau khi đã trừ tất cả các khoản chi và trích lập quỹ (Khoản 3, Điều 8), tổ chức khoa học và công nghệ được tự quyết định việc sử dụng để chi tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”
Như vậy, Đơn vị khách hàng là đơn vị khoa học công nghệ được cấp kinh phí từ nhà nước thì việc mua sắm tài sản như máy tính, máy chiếu..phải bắt buộc từ ngân sách nhà nước và phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi mua sắm các tài sản đó. Số dư kinh phí còn lại sau khi trừ đi các chi phí và trích lập quỹ ít tối thiểu phải bằng 30% tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi sẽ được sử dụng để chi tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Việc đơn vị bạn sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo để mua tài sản như máy tính xách tay, máy chiếu là trái với quy định của luật, khoản chi mua sắm này phải được chi tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức người lao động chứ không phải để mua sắm trang thiết bị, việc mua sắm trang thiết bị phải là do nguồn ngân sách nhà nước cung cấp đơn vị không được tự quyết định mua sắm những tài sản đó.
Tuy nhiên, đối với tổ chức Khoa học công nghệ bắt buộc phải có Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu phải bằng 30% tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi), Đơn vị bạn có thể trích từ Quỹ này để mua sắm trang thiết bị như máy tính, máy chiếu… Việc quy định bắt buộc Quỹ phát triển họa động sự nghiệp này để tránh tình trạng chỉ quan tâm đến thu nhập của cán bộ viên chức mà không dành một phần lợi nhuận để đầu tư phát triển.
“Đối với các khoản chi từ nguồn thu học phí này của đơn vị tôi có phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 164/2011/TT-BTC quy định quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hay không”
Tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư 164/2011/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng như sau:
“Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước, các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là đơn vị giao dịch) có hoạt động thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tiền mặt và những nội dung hướng dẫn tại Thông tư này”
Nếu như đơn vị có hoạt động thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước thì phải tuân thủ quy định tại Thông tư 162/2011/TT-BTC;