Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch cư trú ổn định tại Việt Nam
1. Trình tự thực hiện.
Bước 1: Công dân viết đơn hoặc điền đơn xin nhập quốc tịch, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định. Trả kết quả đúng thời hạn quy định.
2. Thành phần và số lượng hồ sơ
2. 1 Thành phần hồ sơ.
– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam
– Bản khai lý lịch
– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (nếu có)
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp .Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam được quy định: Bản sao Thẻ thường trú.
* Thành phần hồ sơ của một số trường hợp đặc biệt:
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh của người con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên nhập quốc tịch Việt Nam cùng thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp giấy tờ tương ứng chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:
+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.
+ Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thì nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam thì nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.
2.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Đối tượng thực hiện tủ tục hành chính:
Người không quốc tịch mà không có đầy đủ giấy tờ về nhân thân, đã cư trí ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01/7/1989 trở về trước
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước
– Cơ quan kiểm tra, phối hợp: Bộ Tư pháp; Thủ tướng Chính phủ; UBND Thành phố; Công an thành phố; UBND cấp xã trên địa bàn; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao( khi cần thiết)
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện: Sở Tư pháp Hà Nội
5. Mẫu tờ khai:
– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (TP/QT – 2010 – XNQT.2)
– Tờ khai lý lịch (TP/QT – 2010 – TKLL)
6. Cơ sở pháp lý:
– Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
– Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
– Thông tư 146/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch
– Thông tư 08/2010/TT-BTP Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch
– Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
1. Trình tự thực hiện.
Bước 1: Công dân viết đơn hoặc điền đơn xin nhập quốc tịch, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định. Trả kết quả đúng thời hạn quy định.
2. Thành phần và số lượng hồ sơ
2. 1 Thành phần hồ sơ.
– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam
– Bản khai lý lịch
– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (nếu có)
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp .Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam được quy định: Bản sao Thẻ thường trú.
* Thành phần hồ sơ của một số trường hợp đặc biệt:
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh của người con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên nhập quốc tịch Việt Nam cùng thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp giấy tờ tương ứng chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:
+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.
+ Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thì nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam thì nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.
2.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Đối tượng thực hiện tủ tục hành chính:
Người không quốc tịch mà không có đầy đủ giấy tờ về nhân thân, đã cư trí ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01/7/1989 trở về trước
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước
– Cơ quan kiểm tra, phối hợp: Bộ Tư pháp; Thủ tướng Chính phủ; UBND Thành phố; Công an thành phố; UBND cấp xã trên địa bàn; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao( khi cần thiết)
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện: Sở Tư pháp Hà Nội
5. Mẫu tờ khai:
– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (TP/QT – 2010 – XNQT.2)
– Tờ khai lý lịch (TP/QT – 2010 – TKLL)
6. Cơ sở pháp lý:
– Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
– Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
– Thông tư 146/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch
– Thông tư 08/2010/TT-BTP Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch
– Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam