Thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề

20

Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề là tất yếu. Cùng với việc tạo điều kiện cho những người không theo học các trường đại học, cao đẳng mà muốn thử sức với ngành nghề cần chuyên môn. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm đào tạo nghề. Tuy nhiên, đào tạo nghề là một ngành nghề cần xin giấy phép, mà không phải đơn vị nào cũng để ý tới điều này. Vậy đối tượng nào cần phải xin giấy phép đào tạo nghề, thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề như thế nào?

1. Cơ sở pháp lý

  • Quyết định ban hành Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề,
  • Quyết định số 06/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Quyết định số 17/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề.

2. Đối tượng cần phải làm thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề

  • Trường Trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề: Đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên với chương trình không chính quy.
  • Trung tâm dạy nghề; doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục khác, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, những tổ chức nghề nghiệp có dạy nghề:
  • Đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên với chương trình không chính quy.

Lưu ý: Các đối tượng nêu trên đây bao gồm các đơn vị công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài và các Trường Cao đẳng nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề đăng ký tại Tổng cục Dạy nghề (cho các trình độ đào tạo)

3. Hồ sơ xin giấy phép đào tạo nghề

Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề tư thục;

  • 7 quyển Đề án thành lập trung tâm dạy nghề, trong đó có xác định rõ sự cần thiết thành lập trung tâm, mục tiêu đào tạo nghề, tổ chức bộ máy và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, các kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế – xã hội.
  • Chương trình dạy nghề cho các nghề được tổ chức đào tạo;
  • Dự kiến số lượng cán bộ giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho mỗi nghề đào tạo của trung tâm;
  • Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc;
  • Dự thảo về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
  • Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hay văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về quyền sử dụng đất lâu dài để xây dựng trung tâm hay hợp đồng thuê nhà xưởng đất đai (tối thiểu 5 năm).
  • Văn bản xác nhận của ngân hàng (nơi tổ chức đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức đề nghị thành lập trung tâm và cam kết chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trung tâm và chi phí cho những hoạt động thường xuyên của trung tâm sau khi được thành lập.
  • Văn bản cam kết của giám đốc trung tâm về việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của trung tâm dạy nghề có xác nhận của Hội đồng thẩm định đối với những trung tâm dạy nghề trực thuộc các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành nghề đăng ký đào tạo.