Trình tự và thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực

1

I.      CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Hiện nay, vấn đề xin cấp phép hoạt động điện lực nói chung được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:

Luật Điện lực ngày 03/12/2004 sửa đổi bổ sung năm 2012.

Nghị định số 137/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Nghị định số 14/2014/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện

– Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

II.     YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP PHÉP.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động điện lực là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

1. Điều kiện chung:

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

–  Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định

2.  Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện

Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện, ngoài các điều kiện chung, phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy thủy điện.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết bị thủy công, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực có liên quan đến nhà máy thủy điện.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành thủy điện.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm, chủ trì thực hiện giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giám sát thi công các công trình nhà máy thủy điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:

– Hạng 4: Có 08 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

III. THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

– Tư vấn chuyên ngành điện lực 05 năm

IV. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

3. Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký với tổ chức tư vấn.

4. Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

5. Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn.

V. THỦ TỤC TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực 01 bộ hồ sơ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép (hồ sơ có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường 7 bưu điện).

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựợc hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị đề nghị cấp phép nếu hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ.

3. Trường hợp cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực yêu cầu phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựợc yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép.

5. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế nếu chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền yêu cầu đơn vị đề nghị cấp phép bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do. 6. Giấy phép hoạt động điện lực đựợc làm thành 03 bản chính, 01 bản giao cho đơn vị đựợc cấp phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép.

VI. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGÀNH ĐIỆN LỰC

Cục điều tiết điện lực