Xã hội càng phát triển thì quyền, nghĩa vụ của con người cũng ngày càng được nâng cao và bảo vệ hơn. Mọi thứ từ ngôn từ đến các hành vi đều có đi
Nghề luật sư là gì?
Luật sư là người làm trong nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà luật sư được chia ra làm nhiều loại khác nhau từ kinh doanh cho đến pháp lý.
Thực chất, công việc của luật sư là người thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Họ cung cấp các dịch vụ pháp lý đúng theo hiến pháp và pháp luật cho thân chủ, cho công ty, doanh nghiệp gọi chung là khách hàng.
Các dịch vụ cung cấp như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án hay gọi là tranh luận, tranh cãi có căn cứ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Hiện nay ở các công ty, doanh nghiệp người ta thường thuê luật sư với nhiệm vụ vừa là người biện hộ vừa là người cố vấn, người đại diện cho cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan về các vấn đề liên quan tới pháp lý. Họ đại diện trong các phiên tòa hình sự hoặc dân sự bằng cách trình bày các dẫn chứng và lập luận để ủng hộ cho thân chủ của họ.
Luật sư là người phải tự nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, chứng cứ liên quan đến vấn đề đang xảy ra, các quyết định tư pháp và cách thức áp dụng luật để bảo vệ dựa trên luật pháp hiện hành mà khách hàng của họ đối mặt phải.
Luật sư được chia thành các nhóm sau:
Luật sư môi trường
Họ có thể đại diện cho các nhóm, các cơ quan xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường như ô nhiễm, rác thải…. Đảm bảo cho các cá nhân, cơ quan chính phủ, tổ chức đảm bảo tuân thủ đúng luật.
Luật sư thuế
Là đơn vị đại diện xử lý các vấn đề liên quan đến thuế của công ty, doanh nghiệp hay các cá nhân. Họ giúp khách hàng làm việc theo đúng điều luật và hướng về những quy định thuế phức tạp như thuế thu nhập, lợi nhuận, tài sản…
Luật sư sở hữu trí tuệ
Họ là người đại diện bảo vệ các vấn đề liên quan đến bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu về các công thức, văn thơ hay nhạc, phim… trước pháp luật
Luật sư gia đình
Là người đại diện cho luật pháp giúp đỡ và xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan đến gia đình như bạo lực gia đình, ly hôn, nuôi con…
Luật sư chứng khoán
Làm việc với các vấn đề liên quan đến việc mua bán chứng khoán.
Luật sư tranh tụng
Là những luật sư được thuê để xử lý các vụ kiện và tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan như tranh tụng hợp đồng, tài sản, thương tích cá nhân… Có thể chuyên về một lĩnh vực hoặc kiêm tất cả các lĩnh vực.
Học luật sư ra trường làm gì?
Công việc của luật sư
- Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, các cơ quan chính phủ và các cá nhân
- Trực tiếp xử lý và giải quyết với khách hàng và những người khác
- Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về luật pháp
- Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
- Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
- Chuẩn bị và sắp xếp đầy đủ nộp văn bản pháp luật đúng, đủ và kịp thời các đơn kiện, khiếu nại, hợp đồng, công việc…
- Giám sát và hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh ở nhiều lĩnh vực kiêm nhiệm khác nhau.
Luật sư sau ra trường có thể làm gì?
- Luật sư hình sự: làm việc cho chính phủ để nộp đơn kiện hoặc phụ trách chống lại cá nhân hay công ty bị cho là vi phạm pháp luật
- Luật sư bào chữa: làm việc cho những cá nhân hoặc chính phủ để bảo vệ các bị cáo
- Người tham mưu của chính phủ: thường làm việc trong các cơ quan chính phủ. Công việc chính là viết và giải thích luật, quy định, thiết lập các thủ tục để thực thi chúng cũng như đánh giá luật dựa trên quyết định của các cơ quan
- Cố vấn của công ty: Trong công ty, công việc của luật sư làm việc cho một tập đoàn, tư vấn cho giám đốc điều hành của công ty về các vấn đề pháp lý, điều luật hợp pháp có liên quan tới việc kinh doanh như bằng sáng chế, quy định của chính phủ, hợp đồng với các công ty khác, thuế…
- Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ cấp trung ương đến địa phương; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu…
Theo đuổi nghề luật sư cần tố chất gì?
Thích tranh luận
Yếu tố đầu tiên nuôi dưỡng ước mơ để trở thành một luật sư chính là việc tranh luận. Lấy các luận điểm, luận cứ, các nguyên cớ ra để tranh luận với đối phương. Một người luật sư giỏi là người sẽ sử dụng hết nền tảng kiến thức của mình để thuyết phục thẩm phán và bồi thẩm đoàn của mình.
Có rất nhiều người ghét sự tranh cãi, đôi co và tranh luận. Chính vì thế nếu là luật sư bạn phải là người thích đưa ra lý lẽ thuyết phục dựa trên nguyên tắc và luật pháp một cách liên tục, tranh luận có thể đôi khi dẫn đến gay gắt, bất hòa.
Giao tiếp tốt
Yêu cầu thiết yếu đối với luật sư là không nói ngọng, không nói lắp, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản tốt và lắng nghe tốt. Để tranh luận, tư vấn hoặc thuyết phục khách hàng cũng như khai thác thông tin chính xác thì kỹ năng giao tiếp, nói trước công chúng tốt là điều cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp có thể cải thiện được nếu bạn mạnh dạn tham gia các hoạt động, CLB, hội nhóm, tham gia phát biểu và đọc nhiều tài liệu, sách báo để tăng nguồn kiến thức, có nhiều ngôn từ để sử dụng trong biện luận…
Khả năng phân tích
Việc của một luật sư chính là dựa vào các nguồn tài liệu thu thập được từ khách hàng kết hợp với tài liệu, các loại giấy tờ, điều luật và hiến pháp. Tất cả dùng để xem xét, phân tích, soạn thảo, quản lý và xử lý ra những bản hoàn chỉnh cho việc tranh luận, giúp đỡ cho thân chủ của mình.
Do đó, một luật sư giỏi phải có các kỹ năng đánh giá, lấy thông tin, nhìn nhận tổng quan để chọn lọc và phân tích ra những thông tin, tài liệu có giá trị nhất giúp cho việc tư vấn hoặc xử lý công việc theo mong muốn của khách hàng.
Kỹ năng nắm bắt tâm lý
Bạn phải biết cách đọc vị đối phương để khai thác đầy đủ nhất các loại thông tin chính xác từ khách hàng. Phải hiểu được các loại tính cách, đọc được biểu hiện, đánh giá các phản ứng của khách hàng hay bất kì ai tiếp xúc với họ. Đó chính là sự tinh tế giúp quá trình phân tích dữ liệu một cách hiệu quả nhất.
Việc nắm bắt tâm lý, biểu hiện và hành vi có thể đạt được qua việc đọc sách kỹ năng nhiều, quan sát, những trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm làm việc, tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu…
Đàm phán tốt và lắng nghe tốt
Kỹ năng cần có ở luật sư là người phải biết cách đàm phán với mọi đối tượng dù là khách hàng, thân chủ hay đối thủ của khách hàng. Điều này giúp làm giảm thiểu tối đa nhất có thể mức hình phạt của khách hàng trong trường hợp họ có tội.
Việc biết lắng nghe kiên nhẫn là điều cần thiết không chỉ với luật sư. Nó giúp bạn nhận và thiết lập được nhiều thông tin cần thiết hơn thay vì tranh luận ngay lập tức. Việc lắng nghe còn giúp tăng sự tin tưởng ở khách hàng đối với luật sư.
Có khả năng thuyết phục
Là một luật sư, bạn phải luôn biết cách nói chuyện một cách thuyết phục mọi người,. Nhất là trong các phiên tòa xảy ra bạn phải biết xâu chuỗi các thông tin một cách logic đầy tính thuyết phục để dành phần thắng, bảo vệ thân chủ.
Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển cũng như thay đổi được định kiến có sẵn và thay đổi ý kiến của tòa án theo hướng có lợi cho khách hàng của mình. Và thuyết phục khách hàng tin tưởng bản thân người luật sư đang biện hộ cho mình.
Thực trạng và cơ hội về tương lai nghề luật sư
Luật sư ở nước ta hiện nay theo đánh giá là đang khát nhân lực, tỉ lệ Luật sư/dân số chỉ là 1/20.700. Thống kê cho thấy chỉ khoảng dưới 10% vụ án là có luật sư biện hộ. Trong đó, luật sư đa phần chỉ tập trung tại các đô thị lớn còn rất thiếu ở các vùng sâu, vùng xa.
Khách hàng của các tổ chức hành nghề Luật sư hiện nay ở nước ta chủ yếu là cá nhân chiếm 39,6%), doanh nghiệp trong nước chiếm 27,81%. Khách hàng nội địa chiếm 76,3% so với 23,7% khách hàng nước ngoài. Điều này cho thấy cơ hội cho các luật sư trẻ tương lai là vô cùng lớn.
Hiện nay chúng ta có nhiều văn phòng luật sư, công ty luật sư nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Thông qua hợp tác và thực tập tại các văn phòng này, các luật sư Việt Nam sẽ có điều kiện học hỏi, trao đổi và tham gia vào các vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, đối với những thành phần xuất sắc, luật sư giỏi, có khả năng ngôn ngữ thành thạo còn có cơ hội để gửi đi đào tạo ngắn hạn ở các nước phát triển để về phục vụ cho đất nước.
Những trường đào tạo tốt nghề luật sư
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Đại Học Luật Hà Nội
- Đại Học Sài Gòn
- Học Viện Ngoại Giao
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Kiểm Sát Hà Nội
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
- Đại Học Công Đoàn
- Đại Học Huế
- Đại Học Công Nghiệp TPHCM
- Viện Đại Học Mở Hà Nội
- Học viện Tòa án
- Học viện cán bộ TPHCM
- Đại Học Thương Mại
Trong tương lai bất cứ các doanh nghiệp, công ty hay cá nhân nào cũng sẽ có khuynh hướng sử dụng đến luật sư một cách chuyên nghiệp nhất để giành quyền lợi thích đáng, hợp pháp cho bản thân. Chính vì thế, theo đuổi nghề luật sư hiện đã đang và sẽ trở nên quan trọng trong thời đại hiện nay thì việc trau dồi cho đam mê, kiến thức và lựa chọn trường đào tạo tốt rất cần thiết.