(công ty luật)
Theo quy định pháp luật, Điều 159 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm ( Điều 427, BLDS).
Với vụ việcvề giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì có quy định tại Điều 39 (Áp dụng các quy định của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia). Cụ thể tại khoản 2 quy định:
“Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia”.
Như vậy, nếu giao dịch mà bạn xác lập trước ngày 1/7/1991 thì ngày bắt đầu để tính hiệu lực là ngày nghị định này phát sinh hiệu lực, tức là ngày 01 tháng 09 năm 2006 và ngày hết hiệu lực là 02 năm tiếp theo kể từ này này.
Do bạn không nói cụ thể giao dịch mà bạn xác lập vào ngày nào, do vậy chúng tôi chỉ đưa ra trên tinh thần pháp luật để có gợi ý giúp bạn ứng nghiệm vào sự việc của mình.
Mọi vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ lại để được giải đáp.
Luật sư dân sự tư vấn