1.Cơ sở pháp lý:
– Luật dân sự Việt Nam năm 2005.
– Luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004.
2. Người đại diện.
2.1 Người đại diện theo pháp luật.
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
– Người giám hộ đối với người được giám hộ;
– Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
– Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
– Những người khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Người đại diện theo ủy quyền.
– Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
2.3. Những trường hợp không được làm người đại diện.
– Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
+ Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
+ Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
– Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự.
– Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án.