Trình tự thực hiện:
– Trong trường hợp người xin nhận con nuôi chưa xác định đích danh trẻ em cần xin làm con nuôi thì Cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn kèm theo bản chụp đơn của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người xin nhận con nuôi có nguyện vọng để xem xét giới thiệu trẻ em.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ này nhận được công văn của Cục con nuôi, Sở Tư pháp có công văn đề nghị Cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện, phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để giới thiệu làm con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Cơ quan con nuôi quốc tế;
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm xác định trẻ em để giới thiệu làm con nuôi và có công văn trả lời kết quả cho Sở Tư pháp;
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm thông báo cho người xin nhận con nuôi về kết quả việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi;
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan con nuôi quốc tế, người xin nhận con nuôi phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. Nếu người xin nhận con nuôi đồng ý thì Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em;
– Sau khi nhận được kết quả giới thiệu trẻ từ Cở sở nuôi dưỡng, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ của trẻ em. Nếu hồ sơ của trẻ đã đầy đủ và hợp lệ, nguồn gốc của trẻ đã rõ ràng thì Sở Tư pháp gửi văn bản báo cáo kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em cho Cục con nuôi.
– Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có vấn đề khác cần xác minh thì Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em gửi cơ quan Công an cùng cấp để xác minh.
– Sau khi nhận được công văn trả lời của Cục con nuôi kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi.
– Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày người xin nhận con nuôi nộp lệ phí và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người xin nhận trẻ em làm con nuôi.
– Sau khi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Sở Tư pháp tiến hành việc giao nhận con nuôi.
– Thành phần hồ sơ:
– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của trẻ em;
– Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của cha, mẹ trẻ em hoặc người đứng đầu Cơ sở nuôi dưỡng;
– Giấy xác nhận của Tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;
– Hai ảnh mầu của trẻ em chụp toàn thân cỡ 10×15 hoặc 9×12 cm;
– Đối với trẻ em đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ còn phải có: Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng
– Biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng
Số lượng hồ sơ: 04 (bộ)
-Thời hạn giải quyết :
– 120 ngày kể từ ngày cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận con nuôi.
– Trong trường hợp phải yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 30 ngày.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp
– Cơ quan phối hợp : Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp; Các Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Lệ phí: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng)/ 01 việc.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000;
– Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
– Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
– Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12/2/2003 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ Hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
– Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố Nước ngoài.