- Điều kiện nhân cha, mẹ, con:
– Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP chỉ được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đon yêu cầu, tự nguyên và không có tranh chấp;
– Trong trường hợp con chưa thành niên thì mẹ hoặc cha làm thủ tục nhận cha hoặc mẹ cho con. Nếu con chưa thành niên nhưng đã từ đủ chin tuổi trở lên thì việc xin nhận cha hoặc mẹ cho con còn phải có sự đòng ý của bản thân người con đó;
– Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha người đó. Nếu người được nhận là con chưa thàn viên nhưng đã từ đủ chín tuổi trở lên thì con phải có sự đồng ý của bản thân người đó;
– Con đã thành niên xin nhận cha, không đồi hỏi phải có sự đòng ý của mẹ; xin nhận mẹ không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
2. Đối tượng muốn công nhận cha con cần chuẩn bị một (01) bộ hồ sơ gồm:
– Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhân là cha, mẹ, con;
– Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
– Giấy tờ, tài liệ hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;
– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi người được nhận cha, mẹ, con cư trú
Sau khi xem xét, thẩm tra hồ sơ, Sở tư pháp tiến hành xác minh, báo cáo và trình UBND tỉnh/thành phố ký quyết định. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày UBND tỉnh/thành phố ký quyết định công nhận, sở tư pháp tiến hành trao quyết định cho các bên đương sự.
4. Cơ sở pháp lý
– Luật Hôn nhân và Gia đình 2002;
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ; Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP ngày 13/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
– Thông tư liên tịch Số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.