1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Lao động
– Thông tư số 09/TT-BLĐTBXH ngày 18/3/1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam
– Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh xã hội ngày 10/3/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2005 của Bộ Lao động thương binh xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH
– Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
– Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC ngày 04/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Để được cấp GPLĐ, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) phải gửi 1 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước được bộ này ủy quyền (Sở Lao động).
2. Thành phần hồ sơ gồm có như sau:
Giấy tờ của người sử dụng lao động:
– Đơn xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài;
– 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có chứng nhận của công chứng;
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tuyển người nước ngoài theo quy định của Nghị định 58/CP ngày 3/6/1993 của Chính phủ;
– Bản sao hợp đồng lao động có thời hạn đã giao kết với người sử dụng lao động hoặc quyết định cử sang làm việc tại Việt Nam của phía nước ngoài, hoặc văn bản của người sử dụng lao động về dự kiến nội dung hợp đồng, hoặc dự kiến quyến định cử sang làm việc tại Việt Nam.
Giấy tờ của lao động là người nước ngoài gồm:
– Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài:
– Đơn xin cấp GPLĐ tại Việt Nam:
– Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
– Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu và có dán ảnh của người nước ngoài dán ảnh 3×4;
– Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
– Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;
– Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
– Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
– Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó.
– 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.
– Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó nêu rõ thời gian người nước ngoài đã tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài cử sang.
– Đối với người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hoặc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
– Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các giấy tờ nêu trên được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.
Thông thường bạn không thể tự xin giấy phép lao động mà phải thông qua người sử dụng lao động.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp
– Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn của giấy phép lao động: đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.
Các doanh nghiệp được tuyển dụng lao động nước ngoài:
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế.
Các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao (kể cả các cơ sở thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hợp tác xã.
Người sử dụng lao động quy định tại mục 1 trên đây được tuyển lao động nước ngoài với tỷ lệ không quá 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp, ít nhất cũng được tuyển 01 người.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù sử dụng ít lao động hoặc ở giai đoạn mới đầu tư, sản xuất chưa ổn định mà có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài vượt quá tỷ lệ 3% thì trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và chấp thuận bằng văn bản trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng doanh nghiệp.
Đối với những người sử dụng lao động đặc biệt không quy định tỷ lệ lao động nước ngoài được tuyển dụng, nhưng nếu muốn tuyển lao động nước ngoài phải được sự chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức quy định tại Điều 1 của Nghị định này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định phê duyệt dự án hoặc cấp giấy phép hoạt động trong đó có quy định số lượng lao động nước ngoài được sử dụng thì không phải xin chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động:
– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
– Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định nêu trên;
– Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trân trọng !
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Luật sư: Nguyễn Huế Hotline: 0936.129.229 E-Mail: dichvuluatsu.vn@gmail.com PHÒNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG Chuyên Viên Mobile: 0978.071.760