Câu hỏi:
Bên A là chủ xe, bên B nhận đóng xe (xe bò vàng chở gỗ). Ngày 22/10/2007, A yêu cầu B hoàn thiện 3 chiếc xe đang làm dở dang. B không thể tiếp tục hoàn thành 3 chiếc xe đó vì lý do A nợ B 315 triệu đồng mà vẫn chưa thanh toán nên không có tiền để làm tiếp. Năm 2011, A đến lấy 2 chiếc xe, còn 1 chiếc để lại xưởng của B. Năm 2012, B bán chiếc xe mà A còn để lại với giá 300 triệu đồng, lý do không có chỗ để và để có tiền thanh toán cho công nhân, sau nhiều lần đòi mà A không trả. B không thông báo cho A, nhưng trên thực tế thì A cũng biết thông tin này. Năm 2014, A đến đòi lại chiếc xe nhưng B đã bán và không có xe để trả. B thỏa thuận sau khi cấn trừ khoản tiền A nợ B với giá chiếc xe đã bán thì B còn nợ A 185 triệu đồng. B yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt, nhưng A không đồng ý. Tháng 01/2015, A yêu cầu công an điều tra để kiện với tội B chiếm đoạt tài sản. Cho tôi hỏi vậy bên B (bên bán xe) phải làm thế nào để giải quyết mà không vi phạm pháp luật? (Xe không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, mọi giao dịch chỉ là giấy tờ ký tay giữa hai bên)
Câu trả lời tham khảo:
Với những tình tiết như bạn nêu thể hiện việc thỏa thuận đóng xe bò vàng chở gỗ giữa A và B là quan hệ hợp đồng dân sự. Đây là hợp đồng gia công quy định tại các điều từ Điều 547 đến Điều 558 Bộ luật Dân sự năm 2005, theo đó hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên, bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công; các bên có quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó bên gia công (bên B) có quyền yêu cầu bên đặt gia công (bên B) trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận. Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận. Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm; nếu bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Trong trường hợp bạn nêu thì cả hai bên cùng có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng, B không hoàn thành đóng 03 chiếc xe theo đúng thời hạn cho A, A không thanh toán 315 triệu đồng cho B nên B không có tiền để làm tiếp 03 chiếc xe; năm 2012, B bán chiếc xe mà A còn để lại với giá 300 triệu đồng, lý do không có chỗ để và để có tiền thanh toán cho công nhân, sau nhiều lần đòi mà A không trả. Về mặt pháp lý lúc đó chiếc xe chưa thuộc quyền sở hữu của A vì A chưa thanh toán đầy đủ tiền cho B; mặt khác năm 2014, A đến đòi lại chiếc xe nhưng B đã bán và không có xe để trả, B thỏa thuận sau khi cấn trừ khoản tiền A nợ B với giá chiếc xe đã bán thì B còn nợ A 185 triệu đồng. Do vậy, việc tháng 01/2015, A yêu cầu công an điều tra để kiện với tội B chiếm đoạt tài sản là chưa phù hợp với pháp luật dân sự. Trong trường hợp này, nếu A không thỏa thuận được với B về giải quyết thanh toán tiền nợ của A cho B cũng như B giải quyết hợp đồng gia công đóng xe chở gỗ thì A hoặc B có quyền khởi kiện vụ án dân sự đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án, A và B sẽ thi hành hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Trong trường hợp bạn nêu thì cả hai bên cùng có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng, B không hoàn thành đóng 03 chiếc xe theo đúng thời hạn cho A, A không thanh toán 315 triệu đồng cho B nên B không có tiền để làm tiếp 03 chiếc xe; năm 2012, B bán chiếc xe mà A còn để lại với giá 300 triệu đồng, lý do không có chỗ để và để có tiền thanh toán cho công nhân, sau nhiều lần đòi mà A không trả. Về mặt pháp lý lúc đó chiếc xe chưa thuộc quyền sở hữu của A vì A chưa thanh toán đầy đủ tiền cho B; mặt khác năm 2014, A đến đòi lại chiếc xe nhưng B đã bán và không có xe để trả, B thỏa thuận sau khi cấn trừ khoản tiền A nợ B với giá chiếc xe đã bán thì B còn nợ A 185 triệu đồng. Do vậy, việc tháng 01/2015, A yêu cầu công an điều tra để kiện với tội B chiếm đoạt tài sản là chưa phù hợp với pháp luật dân sự. Trong trường hợp này, nếu A không thỏa thuận được với B về giải quyết thanh toán tiền nợ của A cho B cũng như B giải quyết hợp đồng gia công đóng xe chở gỗ thì A hoặc B có quyền khởi kiện vụ án dân sự đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án, A và B sẽ thi hành hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008.