Luật sư tư vấn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động

2

Thủ tục cấp giấy  phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động

1. Cơ sở pháp lý.

– Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002.

– Nghị định 81/2003ND-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động

về người  lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

2. Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

– Là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.

– Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Có vốn pháp định từ 5 (năm ) tỷ đồng trở lên;

– Có trụ sở làm việc ổn định, có cơ sở đào tạo- giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Có ít nhất 7 (bảy) cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách này phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong hoạt động xuất khẩu lao động;

– Có tiền ký quỹ là 1 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

3. Thành phần hồ sơ.

–  Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

–  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

–  Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Các giấy tờ chứng minh người lãnh đạo điều hành công ty có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

4. Trình tụ thủ tục.

–  Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;

Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

5. Cơ quan thẩm quyền: Sở Lao Đông và Thương Binh Xã Hội.

6. Thời hạn giải quyết : ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Dịch vụ tư vấn tại công ty Luật Việt Phú:

-Tư vấn các vấn các điều kiện cụ thể đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động.

-Tư vấn soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất .khẩu lao động.

-Luật Việt Phú sẽ thừa ủy quyền của Quý khách hàng thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.