Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
1. Trình tự, thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về Bộ Công Thương. Nộp
phí thẩm định khi nộp hồ sơ.
Bước 2: Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công
Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
Bước 3: Bộ Công Thương thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp giấy phép xuất nhập, khẩu xăng dầu cho những doanh
nghiệp đáp ứng đủ điều kiện cấp phép.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm
định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho doanh nghiệp.
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương thông báo bằng văn
bản từ chối và nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.
Bước 4: Doanh nghiệp nộp lệ phí và nhận giấy phép xuất nhập khẩu tại Bộ Công Thương.
2. Điều kiện xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh xăng dầu.
– Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật quy định.
– Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác thỏa mãn yêu cầu mà pháp luật quy
định.
– Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân
kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.
– Có hệ thống phân phối xăng dầu.
– Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
– Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng
phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
3. Thành phần hồ sơ:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu, kèm theo các tài liệu chứng minh;
– Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống
phân phối xăng dầu của thương nhân, kèm theo các tài liệu chứng minh.
4. Thời gian giải quyết:
– 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
– Bộ Công Thương